STECH International
Tin tức
THAO TÁC TRONG PTN NUÔI CẤY VI SINH VẬT
Cung cấp những kiến thức về kỹ năng thực hành các chỉ tiêu cơ bản trong đánh giá kiểm tra môi trường bằng phương pháp vi sinh vật trong việc phân tích vi sinh trong nước, đất và không khí. Nhận diện các đa dạng của vi sinh vật trong môi trường cùng sự phát triển và ảnh hưởng của chúng.
PHA MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG
I. Khái niệm:
- Các chất dinh dưỡng là những hợp chất tham gia vào quá trình trao đổi chất nội bào.
- Môi trường dinh dưỡng là hỗn hợp gồm các chất dinh dưỡng và các chất có nhiệm vụ duy trì thế oxi hoá khử, áp suất thẩm thấu của tế bào và sự ổn định độ pH của môi trường.
- Yêu cầu của môi trường dinh dưỡng: Có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết; có độ pH thích hợp; có độ nhớt nhất định; không chứa các yếu tố độc hại; hoàn toàn vô trùng.
- Phân loại môi trường dinh dưỡng: dựa trên các cơ sở khác nhau để phân loại môi trường
II. Phương pháp làm môi trường
Làm môi trường để thực hiện việc phân lập, nhân giống, giữ giống vi sinh vật, đồng thời để nuôi cấy và nghiên cứu các đặc điểm sinh học của chúng.
2.1. Nguyên tắc của việc chế tạo môi trường
- Dựa trên cơ sở nhu cầu về các chất dinh dưỡng và khả năng đồng hoá các chất dinh dưỡng của từng loại sinh vật.
- Để đảm bảo sự cân bằng về áp suất thẩm thấu giữa môi trường và tế bào vi sinh vât nên cần điều chỉnh tỷ lệ và nồng độ các chất trong thành phần môi trường.
- Đảm bảo các điều kiện hoá lý cần thiết cho các hoạt động trao đổi chất của vi sinh vật.
2.2. Các bước chế tạo môi trường dinh dưỡng:
1. Pha chế:
+ Cân, đong thật chính xác từng thành phần môi trường và pha chế theo đúng trình tự hướng dẫn trong tài liệu.
+ Môi trường lỏng: Cân, đong các cất rồi cho hoà tan vào nước.
+ Môi trường đặc:
- Cân agar, hoá chất rồi hoà tan trong nước.
2. Điều chỉnh độ pH của môi trường:
+ Muốn điều chỉnh độ pH của môi trường người ta dùng HCl 10 % hay NaCl 10 %. Ngoài ra có thể dùng một số hoá chất khác như: H3PO4, H2SO4, KOH, NaHCO3, Na2CO3 ...
+ Muốn kiểm tra độ pH của môi trường, nên dùng máy đo pH (pH-metre). Phương pháp này nhanh nhạy và cho độ chính xác cao. Trong phòng thí nghiệm có thể dùng chỉ thị màu xanh bromotomol hay giấy quỳ để đo pH. Phương pháp này tiện lợi, nhanh nhưng không cho độ chính xác cao.
3. Phân phối môi trường vào dụng cụ:
Thường phân phối môi trường vào ống nghiệm, đĩa pêtri, bình tam giác.
Trình tự phân phối gồm các bước sau:
+ Môi trường cần được đun cho hoá chất lỏng rồi đổ qua phễu thuỷ tinh vào các dụng cụ.
+ Tay trái giữ dụng cụ chứa môi trường.
+ Tay phải kẹp nút bông và kéo ra.
+ Nhanh tay rót môi trường vào dụng cụ và đậy nút bông lại.
* Chú ý:
- Đối với ống nghiệm:
+ Nếu dùng môi trường làm thạch nghiêng thì lượng môi trường cần được phân phối chiếm 1/4 thể tích của ống nghiệm.
+ Nếu làm thạch đứng thì lượng môi trường cần được phân phối từ 1/2 - 1/3 thể tích ống nghiệm.
- Đối với bình cầu hay bình tam giác, lượng môi trường được phân phối chiếm 1/2 - 1/3 thể tích của bình.
Các thao tác phân phối phải nhanh, gọn, khéo léo để môi trường không dính lên miệng dụng cụ hoặc nút bông và việc phân phối cần thực hiện xong trước khi môi trường bị đông đặc.
- Khử trùng môi trường: hấp tiệt trùng
4. Làm thạch nghiêng, thạch đứng, đổ thạch vào đĩa pêtri:
+ Làm thạch nghiêng: Cần tiến hành ngay sau khi khử trùng môi trường vừa kết thúc và môi trường chưa đông đặc.
+ Làm thạch đứng: Đặt các ống nghiệm đã có môi trường làm thạch đứng vào giá ,để yên cho đến khi môi trường nguội và đông đặc.
+ Đổ thạch vào đĩa pêtri:
Toàn bộ quy trình đổ thạch vào đĩa pêtri đều thực hiện trong tủ cấy vô trùng
* Chú ý:
- Thao tác đổ thạch phải hết sức khẩn trương và khéo léo để hạn chế sự nhiễm khuẩn.
- Mặt thạch phải phẳng, nhẵn, có độ dày khoảng 2mm. Thông thường cứ 1/4 lít môi trường có thể phân phối được 22 - 25 đĩa pêtri.
- Sau khi đổ môi trường vào đĩa pêtri, 1 - 2 ngày sau khi kiểm tra lại xem môi trường có bị nhiễm khuẩn không rồi mới sử dụng để cấy hay phân lập.
+ Nhãn: Tên môi trường , ngày Khử trùng
+ Để vào nơi cất giữ môi trường để tiện cho việc theo dõi, sử dụng và bảo quản.
5. Bảo quản và kiểm tra môi trường:
+ Môi trường chưa dùng cần được bảo quản ở chỗ mát, hạn chế tác dụng của ánh sáng, nhiệt độ từ 0 – 50C và không để môi trường bị khô.
+ Trước khi sử dụng, để kiểm tra độ vô khuẩn của môi trường, người ta thường đặt chúng vào tủ ấm 370C, trong 48 - 72h. Sau lấy ra quan sát, loại bỏ các ống có vi sinh vật phát triển và chỉ sử dụng những ống nghiệm, những đĩa pêtri có môi trường đạt yêu cầu.
CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN LẬP VI SINH VẬT
Phân lập vi sinh vật là quá trình tách riêng các loài vi sinh vật từ quần thể ban đầu và đưa về dạng thuần khiết. Đây là một khâu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu và ứng dụng vi sinh vật. Vi sinh vật ở dạng thuần khiết là giống vi sinh vật đươc tạo ra từ 1 tế bào ban đầu.
- Trong thiên nhiên hoặc trong các vật phẩm nghiên cứu, vi sinh vật thường tồn tại ở dạng hỗn hợp gồm nhiều loài khác nhau. Muốn nghiên cứu về hình thái, sinh lý, lý hoá hoặc sử dụng vào thực tiễn một loài nào đó thì cần phải đưa chúng về dạng thuần khiết.
- Nguyên tắc: Tách rời các tế bào vi sinh vật; Nuôi cấy các tế bào trên trong môi trường dinh dưỡng đặc trưng để cho khuẩn lạc riêng rẽ, cách biệt nhau.
I. Phương pháp phân lập vi sinh vật thuần khiết:
Với hầu hết các loại mẫu nghiên cứu, quá trình phân lập vi sinh vật ở dạng thuần khiết gồm các bước cơ bản sau:
- Tạo ra các khuẩn lạc riêng rẽ từ quần thể vi sinh vật ban đầu.
- Phân lập vi sinh vật thuần khiết.
- Kiểm tra độ tinh khiết của các khuẩn lạc.
1. Tạo ra các khuẩn lạc riêng rẽ từ quần thể vi sinh vật trên các môi trường phân lập
a. Yêu cầu:
- Nếu mẫu ban đầu ở dạng rắn phải đưa về dạng lỏng bằng cách:
+ Nghiền mẫu.
+ Hoà tan mẫu trong nước cất vô trùng.
Sau thực hiện như mẫu là dạng lỏng.
+ Tiếp tục pha loãng ở nồng độ cần thiết.
+ Cấy mẫu trên môi trường đặc trưng của nó.
- Để có được chủng thuần, cần tiến hành lặp lại nhiều lần các kỹ thuật pha loãng nêu trên cho đến khi tất cả các khuẩn lạc xuất hiện trên môi trường đều đồng nhất. Mức độ thuần khiết của chủng có thể được kiểm tra như sau:
- Việc tạo hộp ria từ một khuẩn lạc đơn của chủng thuần chỉ tạo ra một loại khuẩn lạc duy nhất trên bề mặt môi trường có hình thái giống với khuẩn lạc của chủng ban đầu.
- Mỗi khuẩn lạc đơn chỉ chứa một loại tế bào có hình thái giống nhau trong quan sát dưới kính hiển vi.
Trong thao tác tạo khuẩn lạc đơn cần lưu ý hạn chế thấp nhất nguy cơ bị nhiễm bằng cách thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của thao tác vô trùng.
b. Phương pháp tạo khuẩn lạc đơn:
- Có nhiều kỹ thuật ria khác nhau để thực hiện hộp ria và tạo khuẩn lạc đơn. Một số kỹ thuật ria thường dùng: kỹ thuật ria chữ T , kỹ thuật ria bốn góc, kỹ thuật ria tia, kỹ thuật ria liên tục
- Thao tác kỹ thuật tạo khuẩn lạc đơn được thực hiện như sau:
1. Kỹ thuật hộp ria:
- Dùng que cấy vòng thao tác vô trùng thu giống.
- Ria các đường trên đĩa pêtri chứa môi trường thích hợp (ria chữ T và ria bốn góc). Sau mỗi đường ria, đốt khử trùng đầu que cấy và làm nguội trước khi thực hiện đường ria tiếp theo.
- Bao gói đĩa pêtri, ủ ở nhiệt độ và thời gian thích hợp trong tủ ấm.
2. Kỹ thuật hộp trải:
- Dùng pipetman và đầu típ vô trùng, thao tác vô trùng chuyển 0,1 ml dịch chứa giống vi sinh vật lên bề mặt môi trường trong đĩa pêtri.
- Nhúng đầu thanh gạt (que trải) thuỷ tinh vào cồn 700, hơ qua ngọn lửa để khử trùng. Để đầu thanh gạt nguội trong không gian vô trùng của ngọn lửa.
- Mở đĩa pêtri, đặt nhẹ nhàng thanh gạt lên bề mặt thạch của đĩa petri. Dùng đầu thanh gạt xoay, trải đều dịch giống lên bề mặt thạch. Trong khi trải, thực hiện xoay đĩa một vài lần, mỗi lần khoảng 1/2 chu vi đĩa tạo điều kiện cho thanh gạt trải dịch giống đều khắp bề mặt môi trường.
- Rút thanh gạt khỏi đĩa, đậy đĩa, gói và ủ ở nhiệt độ và thời gian thích hợp trong tủ ấm.
3. Kỹ thuật hộp đổ:
- Dùng pipetman và đầu típ vô trùng, thao tác vô trùng chuyển 1 ml dịch chứa giống vi sinh vật lên bề mặt môi trường trong đĩa pêtri.
- Đổ khoảng 15 - 20 ml môi trường đã đun chảy và để nguội đến 45 – 550 C vào đĩa petri đã cấy mẫu.
- Xoay nhẹ đia petri cùng chiều và ngược chiều kim đồng hồ vài lần để dung dịch giống được trộn đều trong môi trường cấy.
- Đậy nắp đĩa pêtri, để đông tự nhiên.
2. Phân lập các vi sinh vật trên môi trường đặc ở đĩa pêtri
a. Phân lập vi sinh vật hiếu khí:
+ Hút 0,1 ml dịch mẫu đã pha loãng cho vào đĩa pêtri có môi trường thích hợp.
+ Dùng que gạt thủy tinh phân phối dịch mẫu trải đều khắp mặt thạch.
+ Tiếp tục sử dụng que gạt này gạt mẫu cho đều khắp mặt thạch đĩa pêtri thứ 2 rồi đĩa thứ 3.
+ Đặt các đĩa pêtri 1, 2, 3 trên vào tủ ấm ở nhiệt độ thích hợp sau một thời gian nhất định tuỳ giống vi sinh vật ta sẽ nhận được các khuẩn lạc riêng rẽ từ các đĩa thứ 2 và 3.
b. Phân lập vi sinh vật kị khí:
+ Dùng môi trường đặc trong ống nghiệm đem chưng cách thuỷ để loại bỏ không khí trong môi trường.
+ Để nguội môi trường còn 45 – 500 C.
+ Hút 0,1 ml dịch nghiên cứu cho vào ống môi trường, đậy nút lại, lắc tròn quanh trục ống nghiệm.
+ Rót nhanh môi trường ở ống nghiệm vào nắp dưới của đĩa pêtri và đậy thật nhanh nắp trên lại, sao cho giữa mặt nắp và môi trường không còn không khí.
+ Dùng parafin hàn kín phần tiếp xúc giữa 2 nắp của đĩa petri và ủ ở nhiệt độ thích hợp.
+ Sau khi vi sinh vật phát triển, chọn các khuẩn lạc riêng rẽ trong khối môi trường, dùng que cấy cắt cả khối môi trường rồi cấy vào môi trường lỏng thích hợp.
2.3. Kiểm tra độ tinh khiết của giống mới phân lập
Có nhiều cách kiểm tra:
1. Kiểm tra vết cấy:
Quan sát sự sinh trưởng của vi sinh vật qua vết cấy trên môi trường đặc.
+ Nếu vết cấy có bề mặt và màu sắc đồng đều, thuần nhất chứng tỏ giống mới phân lập tinh khiết thì giữ lại.
+ Nếu vết cấy không thuần nhất thì loại bỏ.
2. Kiểm tra lại độ thuần chủng của các loại khuẩn lạc:
+ Chọn các khuẩn lạc riêng rẽ trên môi trường thạch nghiêng.
+ Tách các khuẩn lạc này ra và hoà tan, pha loãng ở nồng độ cần thiết trong nước cất vô trùng.
+ Nhỏ 1 giọt dịch trên vào đĩa pêtri có môi trường.
+ Dùng 1 que gạt phân phối giọt dịch đều khắp mặt thạch đĩa pêtri thứ nhất, rồi đĩa thứ 2, thứ 3.
+ Đặt các đĩa pêtri trên vào tủ ấm với nhiệt độ và thời gian thích hợp tuỳ loại vi sinh vật.
+ Sau lấy ra quan sát các khuẩn lạc riêng rẽ. Sự thuần khiết của khuẩn lạc là biểu hiện sự thuần khiết của giống.
II. Thực hành phân lập vi sinh vật từ các loại canh trường khác nhau
1. Phân lập vi khuẩn Bacillus subtilis:
- Cỏ khô cắt nhỏ, cho vào 1 bình tam giác.
- Bổ sung thêm:
+ Một chút phân
+ Nước sạch đổ ngập cỏ.
- Đun sôi 15 phút để diệt các tế bào sinh dưỡng và các tế bào không sinh bào tử.
- Đậy nút bông, để tủ ấm ở nhiệt độ 25 – 260 C trong 48 - 72 h.
- Kết quả:
+ Xuất hiện lớp váng xám có nhiều vi khuẩn Bacillus sublitis vì cỏ khô bao giờ cũng có bào tử của vi khuẩn này.
+ Soi kính hiển vi : Tế bào Bac. sublitis có hình que, dài, bào tử hình ôvan nằm ở xa tâm hay gắn tâm khuẩn lạc. Tế bào có kích thước (3 - 5 x 0,6) μm.
2. Phân lập nấm mốc Aspergillus oryzae, Aspergillus niger và Mucor:
- Có thể phân lập các loài nấm mốc này trên cơm nguội, xôi làm mốc tương, bánh mì để khô ít ngày.
- Thông qua màu sắc của mốc để nhận diện.
+ Mốc có màu trắng: Có thể là Mucor hay Rhizopus.
+ Mốc có màu đen là Aspergillus niger.
+ Mốc có màu xanh lục là Penicillium italicum.
Loại mốc này thường có trên vỏ cam, chanh để lâu ngày
- Dùng que cấy đầu hình thước thợ lấy một ít sợi nấm cấy vào môi trường thạch nghiêng thích hợp (Czapek).
3. Phân lập nấm men:
- Có thể phân lập nấm men dễ dàng từ các môi trường như:
+ Bề mặt trái cây và dịch ép một số trái cây như táo, lê, nho, dâu, mơ, dứa, ...
+ Trong rượu nếp, trong các bánh men rượu, trong bia, trong nước mía, trong hạt kêphia.
- Nấm men này khi quan sát trên kính hiển vi thường có dạng hình cầu hay hình trứng. Tế bào có kích thước lớn, có khả năng nảy chồi. Khuẩn lạc cho màu trắng sữa
- Chọn các khuẩn lạc nấm men riêng rẽ và cấy vào môi trường thích hợp khoai tây - đường cám hay môi trường Sabouraud).
4. Xác đinh quá trình phân giải xenluloza của vi sinh vật
Quá trình phân giải hiếu khí xenlulôza
- Cho vào ống nghiệm 4 - 5 ml môi trường Vinogratxki (gồm KNO3: 2,5g; KH2PO4 1,0g; MgSO4 0,5g; NaCl 0,5g; FeSO4 0,01g; Mn2(SO4)3 0,01g; Nước cất: 200 ml)
- Nhúng vào dung dịch trong ống nghiệm một dải giấy lọc (20 x 1,5 cm)
- Dùng kẹp sắt kẹp một đầu dải giấy vào miệng ống nghiệm.
- Cho vào ống nghiệm một cục đất nhỏ (nguồn vi sinh vật) rồi đặt ống nghiệm vào tủ ấm, giữ ở 300 C trong 7 - 15 ngày.
- Các vi sinh vật phân giải xenlulôza phát triển, tiết ra men xenlulaza làm cho giấy bị phân huỷ, hoá nhày có màu vàng, hồng, lục, chất nhày có màu sắc đó chính là khuẩn lạc của vi khuẩn.
- Xác định các đối tượng vi sinh vật tham gia quá trình phân giải xenlulôza hiếu khí
Để quan sát hình thái các vi sinh vật hiếu khí tham gia vào quá trình phân giải này ta làm tiêu bản từ các chất nhày trên bề mặt giấy lọc
- Nhuộm đơn vết bôi bằng Fuchsin.
- Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi với vật kính dầu (x 100).
(Hết phần 1)
(Tham khảo tài liệu của Viện Công nghệ sinh học và Môi trường – ĐH Nha Trang)
QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUAN TRẮC TIẾNG ỒN
I/ Mục tiêu quan trắc tiếng ồn:
Các mục tiêu cơ bản trong quan trắc tiếng ồn là:
1. Xác định mức độ ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng theo các tiêu chuẩn cho phép hiện hành;
2. Xác định ảnh hưởng của các nguồn gây tiếng ồn riêng biệt hay nhóm các nguồn gây tiếng ồn;
3. Cung cấp thông tin giúp cho việc lập kế hoạch kiểm soát tiếng ồn;
4. Đánh giá diễn biến ô nhiễm ồn theo thời gian và không gian;
5. Cảnh báo về ô nhiễm tiếng ồn;
6. Đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý môi trường của Trung ương và địa phương.
II/ Thiết kế và thực hiện chương trình quan trắc
1. Địa điểm quan trắc tiếng ồn
a) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26: 2010/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn quy định giới hạn tối đa các mức ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc; tiếng ồn trong quy chuẩn này là tiếng ồn do hoạt động của con người tạo ra không phân biệt loại nguồn gây tiếng ồn, vị trí phát sinh tiếng ồn.
b) Các khu vực phải đo tiếng ồn bao gồm:
- Khu vực cần đặc biệt yên tĩnh: bệnh viện, thư viện, nhà điều dưỡng, nhà trẻ, trường học;
- Khu dân cư, khách sạn, nhà ở, cơ quan hành chính;
- Khu vực thương mại, dịch vụ;
- Khu vực sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư.
c) Lựa chọn vị trí điểm quan trắc tiếng ồn theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7878:2008. Trong đó, phải lưu ý các điểm sau:
- Vị trí lựa chọn phải đặc trưng cho khu vực cần quan trắc (phải có toạ độ xác định);
- Tránh các vật cản gây phản xạ âm;
- Tránh các nguồn gây nhiễu nhân tạo: tiếng nhạc, tiếng va đập của kim loại, trẻ em nô đùa...;
- Chọn vị trí đo sao cho có sự truyền âm ổn định nhất với thành phần gió thổi không đổi từ nguồn đến vị trí đo.
d) Đối với các cơ sơ sản xuất công nghiệp phải tiến hành quan trắc tại các vị trí làm việc quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3985:1999.
2. Thông số quan trắc
Các thông số trong quan trắc tiếng ồn gồm:
a) LAeq mức âm tương đương;
b) LAmax mức âm tương đương cực đại;
c) LAN,T mức phần trăm;
d) Phân tích tiếng ồn ở các dải tần số 1 ôcta (tại các khu công nghiệp);
đ) Cường độ dòng xe (đối với tiếng ồn giao thông).
3. Thời gian và tần suất quan trắc
a) Tần suất quan trắc
Tần suất quan trắc tiếng ồn được xác định tuỳ thuộc vào yêu cầu của cơ quan quản lý chương trình quan trắc, kinh phí và mục đích của chương trình quan trắc nhưng tối thiểu phải là 04 lần/năm.
b) Thời gian quan trắc
- Đối với tiếng ồn tại các khu vực quy định và tiếng ồn giao thông: đo liên tục 12, 18 hoặc 24 giờ tuỳ theo yêu cầu;
- Đối với tiếng ồn tại các cơ sở sản xuất, phải tiến hành đo trong giờ làm việc;
- Do các mức âm bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết, vì vậy, khi chọn thời gian quan trắc tiếng ồn phải chú ý các điểm sau:
+ Các khoảng thời gian đo được chọn sao cho ở trong khoảng đó mức âm trung bình được xác định trong một dải các điều kiện thời tiết xuất hiện ở các vị trí đo;
+ Các khoảng thời gian đo được chọn sao cho các phép đo được tiến hành trong điều kiện thời tiết thật đặc trưng.
4. Thiết bị quan trắc
a) Thiết bị quan trắc được sử dụng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5964:1995;
b) Thiết bị được sử dụng là các máy đo tiếng ồn tích phân có kèm theo bộ phân tích tần số. Trường hợp không có máy đo tiếng ồn tích phân thì đo bằng máy đo mức âm tiếp xúc trong đó các khoảng thời gian phải được ghi lại và dùng phương pháp phân bố thống kê để tính LAeq,T :
Trong đó
- T = åti: là tổng các khoảng thời gian cần lấy mẫu;
- ti : là thời gian tác dụng của mức ồn LAi; (ứng với thời gian đo thứ i);
- LAi: là mức âm theo đặc tính A tồn tại trong khoảng thời gian ti;
- n: là số lần đo mức ồn.
c) Để đảm bảo chất lượng quan trắc, thiết bị đo tiếng ồn phải được chuẩn theo bộ phát âm chuẩn ở mức âm 94 và 104 dBA trước mỗi đợt quan trắc và định kỳ được kiểm chuẩn tại các cơ quan có chức năng kiểm chuẩn thiết bị.
5. Phương pháp quan trắc
Phương pháp và khoảng thời gian quan trắc được lựa chọn theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7878:2008.
a) Các phép đo
Khi thực hiện các phép đo ngoài trời phải giảm phản xạ âm đến tối thiểu. Các phép đo phải thực hiện cách cấu trúc phản xạ âm ít nhất 3,5 mét không kể mặt đất. Khi không có quy định khác thì độ cao tiến hành đo là 1,2-1,5 mét so với mặt đất.
b) Các phép đo ngoài trời gần các nhà cao tầng
Các phép đo này được thực hiện ở các vị trí mà tiếng ồn đối với nhà cao tầng cần được quan tâm. Nếu không có chỉ định gì khác thì vị trí các phép đo tốt nhất là cách tòa nhà 1-2 mét và cách mặt đất từ 1,2-1,5 mét.
c) Các phép đo tiếng ồn giao thông
- Độ cao tiến hành đo là 1,2-1,5 mét so với mặt đất;
- Phải giảm phản xạ âm đến tối thiểu;
- Phải tránh các nguồn tiếng ồn gây nhiễu ảnh hưởng tới phép đo.
d) Các phép đo trong nhà
- Các phép đo này thực hiện bên trong hàng rào, mà ở đó tiếng ồn được quan tâm. Nếu không có chỉ định khác, các vị trí đo cách các tường hoặc bề mặt phản xạ khác ít nhất 1 mét, cách mặt sàn từ 1,2-1,5 mét và cách các cửa sổ khoảng 1,5 mét; cách nguồn gây ồn khoảng 7,5 mét;
- Khi đo tiếng ồn tại nơi làm việc do các máy công nghiệp gây ra phải đo tiếng ồn theo tần số ở dải 1:1 ôcta (theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3985:1999).
đ) Các điểm phải lưu ý
- Khoảng thời gian đo liên tục của mỗi phép đo là 10 phút, trong vòng 1 giờ tiến hành 3 phép đo, sau đó lấy giá trị trung bình của 3 phép đo. Kết quả thu được coi như giá trị trung bình của giờ đo đó;
- Đối với tiếng ồn giao thông do dòng xe gây ra, ngoài việc đo tiếng ồn thì phải xác định cường độ dòng xe (xe/giờ) bằng phương pháp đếm thủ công hoặc thiết bị tự động. Phải tiến hành phân loại các loại xe trong dòng xe, bao gồm:
+ Xe cực lớn (xe containơ và trên 10 bánh);
+ Xe tải và xe khách;
+ Xe con (dưới 12 chỗ ngồi);
+ Mô tô, xe máy.
- Khi đo mức tiếng ồn theo dải 1:1 ôcta, thao tác cũng tương tự, nhưng chú ý sau khi đặt thời gian, phải đặt chế độ đo theo tần số ở dải 1:1 ôcta.
6. Xử lý số liệu và báo cáo
a) Xử lý số liệu
- Kiểm tra số liệu: kiểm tra tổng hợp về tính hợp lý của số liệu quan trắc tiếng ồn. Việc kiểm tra dựa trên hồ sơ quan trắc (biên bản, nhật ký, kết quả đo tại hiện trường, …);
- Xử lý thống kê: căn cứ theo số lượng kết quả đo và nội dung của báo cáo, việc xử lý thống kê có thể sử dụng các phương pháp và các phần mềm khác nhau nhưng phải có các thống kê miêu tả tối thiểu (giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, số giá trị vượt chuẩn...);
- Bình luận về số liệu: việc bình luận số liệu phải được thực hiện trên cơ sở kết quả quan trắc đã xử lý, kiểm tra và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.
b) Báo cáo kết quả
Sau khi kết thúc chương trình quan trắc, báo cáo kết quả quan trắc tiếng ồn phải được lập và gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUAN TRẮC
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH
Các mục tiêu cơ bản trong quan trắc môi trường không khí xung quanh là:
1. Xác định mức độ ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng theo các tiêu chuẩn cho phép hiện hành;
2. Xác định ảnh hưởng của các nguồn thải riêng biệt hay nhóm các nguồn thải tới chất lượng môi trường không khí địa phương;
3. Cung cấp thông tin giúp cho việc lập kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và quy hoạch phát triển công nghiệp;
4. Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí theo thời gian và không gian;
5. Cảnh báo về ô nhiễm môi trường không khí;
1. Kiểu quan trắc
Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, khi thiết kế chương trình quan trắc phải xác định kiểu quan trắc là quan trắc môi trường nền hay quan trắc môi trường tác động.
2. Địa điểm và vị trí quan trắc
a) Việc xác định địa điểm, vị trí quan trắc môi trường không khí xung quanh căn cứ vào mục tiêu chương trình quan trắc;
b) Trước khi lựa chọn địa điểm, vị trí quan trắc, phải điều tra, khảo sát các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh tại khu vực cần quan trắc. Sau khi đi khảo sát thực tế vị trí các điểm quan trắc được đánh dấu trên sơ đồ hoặc bản đồ;
c) Khi xác định vị trí các điểm quan trắc không khí xung quanh phải chú ý:
- Điều kiện thời tiết: hướng gió, tốc độ gió, bức xạ mặt trời, độ ẩm, nhiệt độ không khí;
- Điều kiện địa hình: địa hình nơi quan trắc phải thuận tiện, thông thoáng và đại diện cho khu vực quan tâm. Tại những nơi có địa hình phức tạp, vị trí quan trắc được xác định chủ yếu theo các điều kiện phát tán cục bộ.
3. Thông số quan trắc
a) Trước tiên phải tiến hành thu thập thông tin và khảo sát hiện trường để biết thông tin về địa điểm quan trắc (khu dân cư, khu sản xuất…), loại hình sản xuất, các vị trí phát thải, nguồn thải từ đó để lựa chọn chính xác các thông số đặc trưng và đại diện cho vị trí quan trắc;
b) Các thông số cơ bản được lựa chọn để đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh là:
- Các thông số bắt buộc đo đạc tại hiện trường: hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm tương đối, áp suất, bức xạ mặt trời;
- Các thông số khác: lưu huỳnh đioxit (SO2), nitơ đioxit (NO2), nitơ oxit (NOx), cacbon monoxit (CO), ozon (O3), bụi lơ lửng tổng số (TSP), bụi có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 10 µm (PM10), bụi có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm (PM2,5); chì bụi (Pb) và các kim loại nặng khác;
c) Căn cứ vào mục tiêu và yêu cầu của chương trình quan trắc, còn có thể quan trắc các thông số độc hại khác theo QCVN 06: 2009/BTNMT.
4. Thời gian và tần suất quan trắc
a) Thời gian quan trắc phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Mục tiêu quan trắc;
- Thông số quan trắc;
- Tình hình hoạt động của các nguồn thải bên trong và lân cận khu vực quan trắc;
- Yếu tố khí tượng
- Thiết bị quan trắc;
- Phương pháp quan trắc được sử dụng là chủ động hay bị động;
- Phương pháp xử lý số liệu;
- Độ nhạy của phương pháp phân tích.
b) Tần suất quan trắc
- Tần suất quan trắc nền: tối thiểu 01 lần/tháng;
- Tần suất quan trắc tác động: tối thiểu 06 lần/năm.
c) Lưu ý khi xác định tần suất quan trắc:
Khi có những thay đổi theo chu kỳ của chất lượng không khí, phải thiết kế khoảng thời gian đủ ngắn giữa hai lần lấy mẫu liên tiếp để phát hiện được những thay đổi đó;
Bảng 1. Phương pháp đo, phân tích và lấy mẫu không khí tại hiện trường
STT
Thông số
Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp
1
SO2
TCVN 7726:2007 (ISO10498:2004);
TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990);
TCVN 5978:1995 (ISO 4221:1980).
2
CO
TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989)
TCVN 7725:2007 (ISO 4224:2000)
3
NO2
TCVN 6137:2009 (ISO 6768:1998)
4
O3
TCVN 6157:1996 (ISO 10313:1993);
TCVN 7171:2002 (ISO 13964:1998)
MASA Method 411
5
Bụi lơ lửng tổng số (TSP)
TCVN 5067:1995
6
Bụi PM10
40 CFR Part 50 Method Appendix J
AS/NZS 3580.9.6:2003
7
Bụi PM2,5
40 CFR Part 50 Method Appendix J
AS/NZS 3580.9.7:2009
8
Chì bụi (Pb)
Theo phương pháp lấy mẫu TSP
9
Các thông số khí tượng
QCVN 46:2012/BTNMT
QUY TRÌNH KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM SINH THIẾT CẮT LẠNH CHẨN ĐOÁN TỨC THÌ
1. Phạm vi áp dụng
Thực hiện tại khoa Giải phẫu bệnh
2. Đối tượng áp dụng
Các bệnh phẩm là mẫu mô tươi cần kết quả có giá trị chẩn đoán cao và nhanh chóng trong thời gian 5 - 10 ph.
3. Nguyên lý
Bác sỹ GPB nhận xét đại thể, lấy phần bệnh phẩm nghi ngờ nhất (cắt mỏng khoảng 1-2mm, phủ dung dịch cố định đưa vào máy cắt lạnh). Sau đó bệnh phẩm được làm lạnh nhanh xuống nhiệt độ khoảng -250C tạo thành khối đông cứng. Khối đông cứng đó được cắt bằng dao cắt tiêu bản tạo thành lát cắt với độ dày 4 -6 µm phết lên lam kính để nhuộm HE, đọc dưới kính hiển vi quang học, trả kết quả 5-10ph. Phần bệnh phẩm sau cắt lạnh được cố định vùi nến, làm tiêu bản mô bệnh học thông thường.
4. Các thiết bị, dụng cụ
- Máy cắt lạnh tức thì
- Máy Xử lý mô
- Máy đúc bệnh phẩm
- Máy Cắt tiêu bản quay tay
- Bể duỗi tiêu bản
- Bàn hơ tiêu bản
- Bể nhuộm: 7 cái
- Kính hiển vi quang học
5. Vật tư tiêu hao, hóa chất
- Gel cố định bệnh phẩm làm lạnh nhanh
- Formol 10%
- Xylen
- Cồn tuyệt đối
- Cồn 90,
- Isopropanol
- Hematoxylin
- Eosin
- Nước cất
- Lam kính mài
- Lamel
- baume gắn tiêu bản
- Bút chì
- Parafin hạt
- Cassette nhựa: 01 cái
6. Các bước tiến hành
Bước 1: Nhận bệnh phẩm
Khoa Giải phẫu bệnh nhận bệnh phẩm tươi được lấy từ các nguồn:
+ Bấm nội soi (nội soi tiêu hóa, nội soi phế quản, nội soi thăm dò,...)
+ Chọc sinh thiết kim (sinh thiết kim mù, sinh thiết kim dưới hướng dẫn của siêu âm, CT scanner).
+ Mảnh sinh thiết trong mổ (khối u, hạch nghi di căn, tổ chức nghi bị xâm lấn ác tính,...).
Bác sỹ khoa Giải phẫu bệnh đánh giá, nhận xét bệnh phẩm rồi tiến hành cắt lấy một phần bệnh phẩm nghi ngờ nhất (đối với bệnh phẩm lớn) hoặc tất cả (đối với bệnh phẩm nhỏ)
Bước 2: Cố định bệnh phẩm
Kỹ thuật viên GPB tiếp nhận bệnh phẩm, gắn bệnh phẩm lên giá đỡ bằng gel cố định làm lạnh nhanh.
Đặt giá đỡ bệnh phẩm + bệnh phẩm vào buồng lạnh tức thì (< -250C) để lầm đông cứng nhanh bệnh phẩm.
Gắn giá đỡ có bệnh phẩm đã đông cứng vào vị trí cắt.
Bước 3: Cắt tiêu bản
Kỹ thuật viên cắt bệnh phẩm thành các lát cắt 4-6 µm rồi phủ lên lam kính.
Bước 4: Nhuộm tiêu bản
Kỹ thuật viên nhuộm tiêu bản theo phương pháp nhuộm HE (Hematoxylin & Eosin), có sử dụng các bể nhuộm, cồn tuyệt đối, xylen, lamen, baume gắn lamen.
Bước 5: Đọc tiêu bản
Kỹ thuật viên sau khi gắn lamen lên lam kính chuyển lam kính cho bác sỹ GPB để đọc.
Bác sỹ GPB đọc tiêu bản, mô tả hình ảnh vi thể, đưa ra kết luận trong phiếu xét nghiệm giải phẫu bệnh. Trong trường hợp sinh thiết tức thì trong mổ, bác sỹ GPB ngay lập tức thông báo kết quả cho phẫu thuật viên để có hướng xử trí phù hợp tiếp theo đối với bệnh nhân.
Bước 6: Xử lý bệnh phẩm còn lại
Bệnh phẩm sau khi làm XN cắt lạnh tức thì được cố định bằng formol 10%, xử lý bằng máy xử lý mô, đúc trong khối nến để làm tiêu bản mô bệnh học thường quy và lưu trữ.
7. Kiểm soát chất lượng
+ Kiểm tra chất lượng hóa chất, thuốc nhuộm thường xuyên, đảm bảo đậm độ hợp lý với thời gian nhuộm.
+ Hạn chế âm tính giả, dương tính giả và nhầm lẫn tiêu bản:
- Sử dụng lam kính mới, không bị ẩm mốc, có đánh số rõ ràng cho từng bệnh phẩm.
- Sử dụng lưỡi dao cắt tiêu bản không quá nhiều lần (trung bình 1 lưỡi dao cho 5 bệnh phẩm)
- Bệnh phẩm được làm sạch nước trước khi cố định để tránh bị nát bệnh phẩm khi cắt.
- Điều chỉnh nhiệt độ làm lạnh phù hợp cho từng loại mô và độ dày của bệnh phẩm.
- Khi cố định phải đảm bảo bệnh phẩm thật sự đông cứng mới cắt.
- Cắt lát bệnh phẩm mỏng, không dày quá 6μm.
- Dàn đều bệnh phẩm lên lam kính, không bị nhăn, không bị rách.
- Tẩy sạch chất cố định bám trên lam kính.
- Nhuộm tiêu bản làm sao cho lên đủ cả màu nhân lẫn màu bào tương.
- Dán lamen lên lam kính thật kín, không để không khí ám vào.
+ An toàn khi làm việc:
- Nhân viên y tế đeo khẩu trang, mũ, găng tay khi làm việc.
- Không để dịch bệnh phẩm, hóa chất tiếp xúc với cơ thể nhân viên y tế.
- Không để lưỡi dao cắt đứt tay.
- Nhuộm tiêu bản trong buồng hút khí độc.
+ Chất thải phát sinh và phương pháp xử lý:
- Sau khi hoàn thành xét nghiệm tất cả các dụng cụ được vệ sinh, khử khuẩn. Khử khuẩn máy cắt lạnh bằng formol khí dung theo chương trình có sẵn của máy định kỳ 2 lần/tuần.
- Bệnh phẩm và các túi đựng bệnh phẩm tươi được cho vào túi rác thải y tế độc hại, lau khử trùng sạch bên ngoài túi, buộc kỹ, thay găng tay, cho túi rác thải vào một túi khác chưa sử dụng, buộc kỹ, đưa tới thùng rác chuyên dụng đựng mô, tế bào để được bộ phận có chức năng xử lý.
Tác giả: Ths Trần Đức Hùng (nguồn: sưu tầm)
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU VẬT TƯ KHOA HỌC QUỐC TẾ (STECH INTERNATIONAL) cần tuyển Nhân viên CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – Quản trị website (Part-time):
Mô tả công việc
- Biên tập nội dung, đăng bài, phát triển website.
- Biên tập, quản lý thông tin trên các diễn đàn, mạng xã hội.
- SEO website
- Thiết kế banner quảng cáo
- Các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên
- Làm việc nửa ngày: từ 13h30 đến 17h hàng ngày (từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần)
Yêu cầu công việc
- Có kinh nghiệm quản trị website.
- Ưu tiên thành thạo code website, SEO website
- Số lượng: 01 người
- Phẩm chất: Nhanh nhẹn, trung thực.
- Trình độ: đã tốt nghiệp đại học, hoặc sinh viên năm cuối
- Ưu tiên các ứng viên tốt nghiệp các ngành công nghệ hóa học, sinh học, y tế có kiến thức về công nghệ thông tin
*** Liên hệ:
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU VẬT TƯ KHOA HỌC QUỐC TẾ
Địa chỉ liên hệ: Nhà N02F, Khu đô thị Mễ Trì Thượng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội, Việt Nam.
Điện thoại: 04.32005678 (số máy lẻ 102) - Fax: 04.32002828
Website: http://vattukhoahoc.vn/
***Quyền lợi được hưởng:
- Mức thu nhập theo thoả thuận, cạnh tranh.
- Chế độ BHXH, BHYT và BHTN đầy đủ theo quy định;
- Được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn;
- Được tham gia các khóa đào tạo nước ngoài;
- Chế độ phúc lợi theo quy định của Công ty, …
- Ứng viên trúng tuyển được làm việc trong môi trường năng động, có cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp.
*** Hồ sơ dự tuyển bao gồm:
- Đơn xin việc;
- Chứng minh nhân dân, ảnh 4x6.
- Sơ yếu lý lịch ghi rõ học vấn và quá trình công tác của bản thân;
- Các văn bằng, chứng chỉ liên quan;
- Chấp nhận hồ sơ gửi qua email, trực tuyến.
Ngôn ngữ trình bày hồ sơ: Tiếng Việt
Cấp bậc: Nhân viên
Ngành nghề: Công nghệ thông tin
Nơi làm việc: Hà Nội
Mức lương : Thỏa thuận
*** Liên hệ:
1/ Ms. Trinh - 0912 278 277
Email liên hệ: trinhstechvn@gmail.com
hoặc
2/ Ms. Thoa - 0166 765 9576
Email: thoastechvn@gmail.com
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU VẬT TƯ KHOA HỌC QUỐC TẾ (STECH INTERNATIONAL) cần tuyển gấp:
HẠN NỘP HỒ SƠ: 15 tháng 3 năm 2017
Mô tả công việc
- Hỗ trợ Lắp đặt hướng dẫn sử dụng thiết bị, dụng cụ phòng thí nghiệm về lĩnh vực: công nghệ sinh học, hóa học, y tế, môi trường …
(nếu chưa biết sẽ được đào tạo)
- Bàn giao: Hóa chất, vật tư tiêu hao cho các phòng Thí nghiệm của Bệnh viện, Trường đại học, Viện nghiên cứu,…
- Bảo hành, bảo trì, tư vấn và giới thiệu cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến các sản phẩm công ty cung cấp;
Yêu cầu công việc
- Giới tính: Nam
- Chuyên môn bắt buộc : Tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng chuyên ngành Công nghệ sinh học, CN thực phẩm, hóa học.
- Số lượng: 02-03 người
- Phẩm chất: Nhanh nhẹn, trung thực.
- Không yêu cầu kinh nghiệm, ưu tiên có kinh nghiệm lắp đặt trong lĩnh vực công nghệ hóa học, sinh học, y tế.
- Chấp nhận đi công tác ngoại tỉnh
***Quyền lợi được hưởng:
- Mức thu nhập theo thoả thuận, cạnh tranh.
- Chế độ BHXH, BHYT và BHTN đầy đủ theo quy định;
- Được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn;
- Được tham gia các khóa đào tạo nước ngoài;
- Chế độ phúc lợi theo quy định của Công ty, …
- Ứng viên trúng tuyển được làm việc trong môi trường năng động, có cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp.
*** Hồ sơ dự tuyển bao gồm:
- Đơn xin việc;
- Sơ yếu lý lịch ghi rõ học vấn và quá trình công tác của bản thân;
- Các văn bằng, chứng chỉ liên quan;
- Chứng minh nhân dân, ảnh 4x6.
- Chấp nhận hồ sơ gửi qua email, trực tuyến.
Ngôn ngữ trình bày hồ sơ: Tiếng Việt
Cấp bậc: Nhân viên
Ngành nghề: Kỹ thuật
Nơi làm việc: Hà Nội
Mức lương : Thỏa thuận
*** Liên hệ:
1/ Ms. Trinh - 0912 278 277
Email liên hệ: trinhstechvn@gmail.com
hoặc
2/ Ms. Thoa - 0166 765 9576
Email: thoastechvn@gmail.com
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU VẬT TƯ KHOA HỌC QUỐC TẾ
Địa chỉ liên hệ: Nhà N02F, Khu đô thị Mễ Trì Thượng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội, Việt Nam.